Chi phí nhân công công ty xây dựng

Làm sao để chi phí nhân công trong xây dựng được xem là chi phí hợp lý? Đây là vấn đề rất đau đầu của các bạn kế toán xây dựng, nhất là các bạn kế toán mới vào nghề còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cùng với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!

1.Làm giao khoán nhân công cho một cá nhân làm đại diện khấu trừ thuế TNCN 10% – Trường hợp không có hóa đơn

Căn cứ pháp lý:
+ Theo điểm a, khoản 2, điều 2 , Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 về thu nhập từ tiền lương tiền công
+ Theo điểm i, khoản 1, điều 25 thông tư số 111/2013/TT_BTC ngày 15/08/2018 về khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền công , tiền lương
+ Tại khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 về cá nhân kinh doanh
=>> Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì:
+ Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt công trình, duy tu, sữa chữa các công trình xây dựng và dân dụng, xây dựng cầu đường thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân
+ Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thi cơ quan thuế không cấp hóa đơn
=>> Để chi phí nhân công được chấp nhận là chi phí hợp lý cần chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục sau:
+ Hợp đồng giao khoán
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành
+ Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành
+ Chứng minh nhân dân người làm đại diện
+ Chứng từ thanh toán tiền mặt/ Chứng từ ngân hàng
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
=>>Ưu điểm:
+ Không phải đóng bảo hiểm
+ Không phải xuất hóa đơn lẻ do cơ quan thuế cấp ( Căn cứ khoản 1 , điều 13, thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014)
=>> Nhược điểm:
+ Phải đóng thuế TNCN 10%
+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân

2. Thuê công ty khác làm thầu phụ (có tư cách pháp nhân)

Bộ chứng từ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Hợp đồng giao thầu
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng
+ Biên bản thanh lý hợp đồng
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
=>> Ưu điểm:
+ Không phải làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân
+ Không phải đóng bảo hiểm
=>> Nhược điểm:
+ Chi phí lớn ( do công ty bên kia sẽ phải nộp thuế GTGT 10%, thuế TNDN 20%)

 3. Ký hợp đồng lao động với từng cá nhân      

Bộ chứng từ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng lương
+ Chứng từ thanh toán hợp lệ
+ Chứng minh nhân dân
+ Trích thuế TNCN 10% ( Đối với thu nhập trên 2 triệu đòng/1 tháng)
+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN ( Nếu có)
Lưu ý: Nếu không muốn trích thuế TNCN 10% thì cá nhân đó phải làm cam kết mẫu 02/CK-TNCN theo thông tư 92/2015/TT-BTC với điề kiện: Chỉ có thu nhập duy nhất tại một nơi và có MST cá nhân tại thời điểm cam kết
=>> Ưu điểm:
+ Không phải đóng bảo hiểm
+ Không phải đóng thuế TNCN nếu thỏa mãn điề kiện trên
=>> Nhược điểm:
+ Hợp đồng chỉ ký tối đa được 2 lần trong 1 năm
+ Phải quyết toán thuế cho cá nhân

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!