Thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Đối với nghề kế toán, đặc thù có rất nhiều công việc không đòi hỏi kế toán viên cần phải có trình độ cao, đôi khi chỉ cần một người đã từng có kinh nghiệm giải quyết là đủ. Thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp là một phạm trù kiến thức đơn giản, tuy nhiên không phải bất kì kế toán nào cũng biết. Bài viết hôm nay Dịch Vụ Doanh Nghiệp muốn chia sẻ đầy đủ các bước của thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp với các bạn. Kiến thức này sẽ thật sự hữu ích, đặc biệt với những bạn mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít.
1. Khi nào cần thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp?
Doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý tài sản cố định khi:
– Tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa.
– Tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập, nhượng bán.
Thủ tục thanh lý Tài sản cố định trong doanh nghiệp được quy định tại điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
2. Hồ sơ thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:
– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
– Quyết định Thanh lý TSCĐ.
– Biên bản kiểm kê TSCĐ.
– Biên bản thanh lý Tài sản cố định.
– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
– Hóa đơn bán TSCĐ
– Biên bản giao nhận TSCĐ.
– Biên bản hủy tài sản cố định.
– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
==> Chú ý: Khi thanh lý tài sản cố định, các bạn phải xuất hóa đơn nhé.
>>> Tham khảo: HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VNPT
3. Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý (Xóa bỏ TSCĐ). Bút toán:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
– Khi bán Tài sản – Phản ánh doanh thu:
Bút toán hạch toán nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Bút toán hạch toán nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131,… Tổng giá thanh toán.
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
– Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý.
Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”. Bút toán:
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có TK 1111, 1121, 331.
Trên đây là tất cả những kiến thức xoay quanh vấn đề về thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp ích cho những ai đang cần tìm kiếm thông tin.