Kế Toán Hạch Toán Các Khoản Chiết Khấu Thương Mại Và Giảm Giá Hàng Bán

Cách hạch toán các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán theo thông tư 133 và thông tư 200


1. Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán là gì?

– Trước hết, chúng ta có thể hiểu môt cách nôm na và dễ hiểu rằng: chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
– Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua hàng do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

2. Tài khoản sử dụng

– Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ Thông tư 200 thì hạch toán khoản chiết khấu thương mại vào TK 521 (5211. 5213)

– Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ Thông tư 133 thì hạch toán khoản chiết khấu thương mại vào TK 511

3. Hạch toán một số trường hợp cụ thể

 Trường hơp 1: Nếu trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Đối với trường hợp này ta hạch toán khoản chiết khấu thương mại như sau:

– Bên bán:

Nợ TK 111,112,131 : Tổng số tiền trên hóa đơn

Có TK 511: Tổng số tiền (chưa có Thuế)
Có TK 3331: Thuế GTGT

– Bên mua:

Nợ TK 156: Tổng số tiền (chưa có thuế)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền trên hóa đơn

Đối với trường hợp này, vì số tiền chiết khấu thương mại đã được trừ trước khi viết hóa đơn (nghĩa là trên hóa đơn là giá đã giảm rồi ) nên khi hạch toán không phản ánh khoản chiết khấu thương mại.

Trường hợp 2: Nếu mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch mua của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Trường hợp này có thể hiểu là bên bán hàng sẽ có định mức về số lượng mua hàng hóa để được hưởng chiết khấu, khi người mua hàng đạt được đến định muwacs đấy thì sẽ được chiết khấu. Lúc này kế toán sẽ điều chỉnh trên hóa đơn cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo

+ Nếu số tiền chiết khấu hoặc giảm giá mà nhỏ hơn giá trị hóa đơn cuối cùng thì có thể sẽ trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó

+ Nếu số tiền chiết khấu hoặc giảm giá mà lơn hơn giá trị hóa đơn cuối cùng thì sẽ phải lập một hóa đơn điều chỉnh giảm

Ví dụ 1: Công ty X tổ chức một đợt khuyến mãi cho khách hàng. Nếu khách hàng nào mua hàng đạt mức 40 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng chiết khấu 10%

Vị khách hàng Y đã đạt được mức doanh số trên qua các lần mua hàng như sau

  • Lần 1: Mua hàng trị giá 20 triệu đồng =>> Công ty A xuất hóa đơn trị giá 20 triệu đồng
  • Lần 2: Mua hàng trị giá 15 triệu đồng =>> Công ty A xuất hóa đơn trị giá 15 triệu đồng
  • Lần 3: Mua hàng trj giá 25 triệu đồng =>> Lúc này khách hàng Y đã đạt đến mức được hưởng chiết khấu theo quy định của công ty vì thế khách hàng Y sẽ được hưởn khoản chiết khấu là : 10% * (20 + 15 + 25) = 6 triệu đồng < hơn so với sô tiền trên hóa đơn cuối cùng nên kế toán công ty có thể trừ khoản chiết khấu 10% trên hóa đơn cuối này.

 

        STT   Tên hàng hóa, dịch vụ   Đơn vị tính    Số lượng            Đơn giá               Thành tiền
          1                                 2           3           4                5                     6=4×5
                Tivi LG        cái           1       25.000.000               25.000.000
       Chiết khấu thương mại 10%                 6.000.000
  Cộng tiền hàng               19.000.000
 Thuế suất thuế GTGT 10%                                                                                                                       Tiền thuế GTGT:             1.900.000
  Tổng cộng thanh toán
Bằng chữ: Hai mưi triêu chín trăm nghìn đồng chẵn./
               20.900.000

Kế toán hạch toán:
– Hóa đơn lần 1 và lần 2 hạch toán như bình thường
– Hóa đơn lần 3 hạch toán như sau:

+ Bên bán hàng:

Nợ TK 111/112/131: 20.900.000 ( tổng số tiền đã chiết khấu)
Có TK 511: 19.000.000 ( số tiền đã chiết khấu chưa tính thuế)
Có TK 3331: 1.900.000 ( Thuế GTGT)

+ Bên mua hàng:

Nợ TK 156: 19.000.000
Nợ TK 1331: 1.900.000
Có TK 111/112/131: 20.900.000

Ví dụ 2: Công Ty X tổ chức một đợt khuyến mãi cho khách hàng . Nếu khách hàng mua hàng đạt mức 40 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng mức chiết khấu 10%

Khách hàng Y đã đạt được doanh số qua các lần mua hàng như sau:

  •  Lần 1: Mua hàng trị giá 20 triệu đồng =>> Công ty X xuất hóa đơn trị giá 20 triệu đồng
  •  Lần 2: Mua hàng trị giá 30 triệu đồng =>> Công ty X xuất hóa đơn trị giá 30 triệu đồng
  •  Lần cuối: Mua hàng trị giá 5 triệu đòng =>> Lúc này khách hàng Y đã đạt đến mức được hưởng chiết khấu theo quy định của công ty, vì thế khách hàng Y sẽ được hưởng khoản chiết khấu là: 10% * ( 20 + 30 + 5) =  5.5 triệu đồng > hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng nên kế toán của công ty X xuất hóa đơn cuối như bình thường kèm theo đó sẽ phải làm hóa đơn điều chỉnh giảm để thực hiện khoản chiết khấu cho khách hàng Y.
         STT  Tên hàng hóa dịch vụ    Đơn vị tính      Số lương          Đơn giá                       Thành tiền
           1                                2           3            4              5                         6= 4×5
     Điều chỉnh giảm giá hàng bán do chiết khấu thương mại 10%         Cái             1       5.000.0000                     5.000.0000
    Cộng tiền hàng:                                                                                                                                                                          5.000.000
    Thuế xuất thuế GTGT 10%                                                                                                          Tiền thuế GTGT:                       500.000
    Tổng cộng thanh toán:                                                                                                                                                                 5.500.000

    Bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./

Kế toán hạch toán:

– Hóa đơn lần 1,2,3 hạch toán như bình thường

– Hóa đơn điều chỉnh giảm hạch toán như sau:

+ Bên bán hàng:

Nợ TK 521:  5.000.000  – Số tiền Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)
Nợ TK 3331:    500.000  – Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm
Có TK 111/112/131 …: 5.500.000

Nếu theo thông tư 133 thì thêm một bút toán kết chuyển :

Nợ TK 511

Có TK 521

+ Bên mua hàng:

  •   Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

Nợ TK 111/112/331….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

  •  Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 632: Giảm giá vốn.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

  •  Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi giảm chi phí tương ứng:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 154, 642 … : Giảm chi phí tương ứng.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

  •  Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

Trường hợp 3: Trường hợp số tiền chiết khấu sau khi kết thúc chương trình chiết khấu hàng bán thì lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê. Ở trường hợp này, khi kết thúc chương trình kế toán mới tổng kết xuất hóa đơn điều chỉnh cho các hóa đơn trước đó.

Dựa vào hóa đơn điều chỉnh ta hạch toán như sau:

– Bên bán:

Nợ TK 521: Số tiền Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)
Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm
Có TK 111/112/131..

Nếu sử dụng thông tư 133 thì thêm một bút toán kết chuyển như trường hợp 2:

Nợ TK 511

Có TK 521

Bên mua:

  • Nếu hàng chiết khấu thương mại đó còn tồn trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

Nợ TK 111/112/331….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

  •  Nếu hàng đó đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 632: Giảm giá vốn.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

  •  Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi giảm chi phí tương ứng:

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 154, 642 … : Giảm chi phí tương ứng.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

  •  Nếu hàng đó đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 241: Giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

 Lưu ý: Nếu Doanh nghiệp bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

– Hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại (Nếu theo TT 133 thì hạch toán vào Nợ 511)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng

– Hạch toán doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!