Các công việc kế toán cần làm trước khi lên báo cáo tài chính

   Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả  và tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong  kỳ của doanh nghiệp.Nói cách khác, báo cáo tài chính chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của Doanh nghiệp. Chính vì thế có thể nói, báo cáo tài chính có tầm quan trọng rất cao tối đối doanh nghiệp. Để lập được các báo cáo tài chính trước hết phải có đầy đủ các cơ sở dữ liệu phải ánh chính xác, trung thực, khách quan các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Trước kh lên được báo cáo tài chính, kế toán cần phải kiểm tra tính chính xác, hợp lý của số liệu kế toán.

Balance sheet of a financial report with spectacles

1. Tiền mặt

– Kế toán cần kiểm tra, bổ sung các biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

– Kiểm tra nguồn tiền mặt tránh trường hợp bị âm

2. Tiền gửi ngân hàng

– Lấy  tất cả sổ phụ của những ngân hàng công ty mở tài khoản về để đối chiếu với số dư tài khoản 112

3. Thuế GTGT phải nộp

– Kiểm tra xem số dự ở chỉ tiêu [43] ( Số thuế được chuyển sang kỳ sau) trên tờ khai thuế GTGT tháng 12 hoặc quý 04 so với số dư ở TK 1331 xem có khớp nhau không. Trường hợp không bằng nhau cần kiểm tra lại hóa đơn mua vào xem đã kê khai chưa hay kê khai đúng tháng/quý không.

4. Tiền tạm ứng

–  Kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu phát sinh tạm ứng mà chưa hoàn ứng.

Kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa xài hết.

5. Các khoản phải thu, phải trả

-Đối chiếu với KH sơ bộ tài khoản số công nợ phải thu này.

6. Hàng tồn kho

– Kiểm tra xem số lượng hàng nhập và hàng xuất đã đúng chưa? Có cần lập dự phòng gì không

– Không để kho âm, không xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có

– Đối với những công ty có hoạt động xây lắp, xây dựng theo công trình. Số dự TK 154 chi tiết phải khớp với sổ chi tiết giá thành (Theo từng công trình cụ thể)

7. Phân bổ chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định

-Kiểm tra xem đã phân bổ chi phí, tính khấu hao hay chưa? Kiểm tra tính hợp lý của chi phí này 

8. Lương, BHXH, BHYT. BHTN, CPCĐ, Thuế TNCN

 – Kiểm tra xem đã hạch toán lương chưa? Đã trích các khoản theo lương chưa? Có khớp với thông báo của cơ quan BHXH không?

9. Giá vốn 

 – Đối chiếu nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và nghiệp vụ ghi nhận giá vốn để làm rõ giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ? Căn cứ để tính giá thành xem có vượt định mức cho phép không. Xem đã hạch toám, tập hợp và kết chuyển giá vốn hay chưa 

10. Doanh thu

  – Kiểm tra xem doanh thu nào chiu thuế TNDN, doanh thu nào được ưu đãi, miễn thuế

11. Chi phí

 – Kiểm tra xem chi phí nào hợp lý, chi phí nào không hợp lý

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!