Tổng hợp từ A-Z mối liên hệ giữa tiền lương, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và Bảo hiểm xã hội

Mối liên hệ giữa tiền lương, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội được thể hiện như thế nào? Với tình hình hiện nay khi mà cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội tăng cường thanh, kiểm tra thì nắm vững với vấn đề đó cũng như hợp lý hóa các khoản chi phí là đều mà mọi kế toán cần nắm vững được.

Nội dung bài viết
  • 1. Tiền lương
  • 2. Phụ cấp thường gặp trong doanh nghiệp
    • #1. Phụ cấp ăn ca
    • #2. Phụ cấp công tác
    • #3. Phụ cấp xăng xe
    • #4. Phụ cấp điện thoại
    • #5. Phụ cấp nhà ở
    • #6. Phụ cấp nuôi con nhỏ, tiền sinh nhật, giữ trẻ nhỏ
    • #7. Chi trang phục
    • #8. Khoản chi có tính chất phúc lợi
  • 3. Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác
    • #1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
    • #2. Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực
    • #3. Phụ cấp đặc thù ngành nghề
    • #4. Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn
  • 4. Các khoản tiền thưởng
    • #1. Các khoản thưởng lễ, tết
    • #2. Thưởng sáng kiến
    • #3. Khoản thưởng cố định và không cố định

1. Tiền lương

Với tiền lương chúng ta chia thành 02 loại chính bao gồm: Tiền lương theo chức danh và tiền lương làm thêm giờ.

  • Với 2 khoản tiền lương trên hiển nhiên bạn sẽ được tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. (Đương nhiên bạn phải đảm bảo được đầy đủ hồ sơ đi kèm cùng nó.
  • Về thuế TNCN thì Tiền lương theo chức danh bạn sẽ phải tính hết, nhưng với lương làm thêm giờ thì  bạn không phải tính phần trả cao hơn so với thực tế.

Ví dụ: Tiền lương làm thêm giờ của bạn là 200% so với thực tế và bạn nhận được là 100. Thì bạn chỉ tính vào  thu nhập chịu thuế TNCN là 50; 50 phần vượt lên sẽ được miễn thuế TNCN.

  • Với  02 khoản tiền lương trên thì chỉ có lương theo chức danh là các bạn cần đóng BHXH, còn lương làm thêm giờ thì không phải đóng.

2. Phụ cấp thường gặp trong doanh nghiệp

Mỗi khoản phụ cấp khác nhau có những đặc thù khác nhau. Vì vậy, các bạn cùng ES-GLOCAL đi chi tiết từng khoản phụ cấp nhé.

#1. Phụ cấp ăn ca

Với phụ cấp ăn ca doanh nghiệp hiện nay thường trả theo 2 hình thức chính bao gồm: Phụ cấp ăn ca bằng tiền mặt và phụ cấp ăn ca dưới hình thức tự nấu ăn hoặc thuê, mua suất ăn từ bên ngoài

  • Với hình thức tự nấu ăn hoặc thuê, mua suất ăn từ bên ngoài: Được tính vào chi phí được trừ với thuế thu nhập doanh nghiệp; không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân; không phải tính để đóng BHXH;
  • Với hình thức trả phụ cấp bằng tiền mặt: Được tính vào chi phí được trừ với thuế TNDN; Tối đa 730.000 đồng/ người/ tháng thì không phải tính thuế TNCN còn nếu vượt qua 730.000 thì phần vượt phải tính thuế TNCN; Không phải tính đóng BHXH.

#2. Phụ cấp công tác

Khoản phụ cấp này được trừ khi tính thuế TNDN; không phải tính thuế TNCN và không phải đóng BHXH.

#3. Phụ cấp xăng xe

Phụ cấp xăng xe các doanh nghiệp hiện nay thường trả bằng tiền mặt hàng tháng hoặc cá nhân di chuyển lấy hóa đơn về công ty thanh toán.

  • Trả cho bên thứ 3 (Hóa đơn lấy về công ty): Được tính chi phí khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp; Không tính thuế thu nhập cá nhân; Không phải đóng BHXH
  • Trả bằng tiền mặt: Được  trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; Không tính thuế thu nhập cá nhân nếu đó là khoản khoán chi công tác. Tính thuế TNCN nếu trả cố định hàng tháng; Không tính BHXH;

#4. Phụ cấp điện thoại

  • Tiền mặt => Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Không tính nếu thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động hoặc quy chế. Tính nếu không thể hiện trên một trong các văn bản trên => không phải đóng BHXH
  • Trả cho bên thứ 3 (Hóa đơn về công ty) được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Không phải đóng thuế TNCN => Không phải đóng BHXH.

#5. Phụ cấp nhà ở

  • Trả bằng tiền mặt: Được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; Tính thuế thu nhập cá nhân;
  • Đơn vị sử dụng lao động trả hộ: Được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; Chỉ tính vào TNCN tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế nhưng chưa bao gồm tiền thuê nhà

Tương tự như phụ cấp điện thoại, phụ cấp thuê nhà ở không phải tính đóng BHXH dù trả theo hình thức nào.

#6. Phụ cấp nuôi con nhỏ, tiền sinh nhật, giữ trẻ nhỏ

Với 3 khoản phụ cấp trên đều Được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng phải tính thuế thu nhập cá nhân tuy nhiên không phải tính đóng BHXH.

#7. Chi trang phục

  • Hiện vật: Được trừ; Không tính thuế TNCN cũng như BHXH;
  • Tiền mặt: Được trừ tối đa 5 triệu/ người/ tháng khi tính thuế TNDN. Từ mức 5 triệu/ người/ tháng thì không tính thuế TNCN, nếu vượt thì tính phần vượt lên vào thu nhập tính thuế TNCN. Không phải đóng BHXH.

#8. Khoản chi có tính chất phúc lợi

Được trừ tối đa bình quân 01 tháng lương thực hiện để tính thuế TNCN.

Với Thuế TNCN thì tùy theo tính chất cũng như hình thức chi để xem khoản đó có tính thuế TNCN hay không?

Các khoản chi có tính chất phúc lợi này thì không phải đóng BHXH.

3. Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác

#1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Không phải đóng thuế TNCN => Đóng BHXH.

#2. Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực

Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Không phải đóng thuế TNCN => Đóng BHXH.

#3. Phụ cấp đặc thù ngành nghề

Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Không phải đóng thuế TNCN => Đóng BHXH.

#4. Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn

Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Không phải đóng thuế TNCN => Đóng BHXH.

4. Các khoản tiền thưởng

#1. Các khoản thưởng lễ, tết

Các khoản thưởng lễ tết bao gồm: Thưởng tháng lương thứ 13, Lương 30/04 -01/05, Thưởng 02/09, Thưởng tết dương lịch…

Được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN => Tính thuế TNCN => Không đóng BHXH.

#2. Thưởng sáng kiến

Khoản tiền thưởng sáng kiến được tính vào chi phí được trừ và không phải đóng BHXH

Với khoản tiền thưởng sáng kiến do nhà nước công nhận thì không phải tính thuế TNCN;

Với khoản tiền thưởng sáng kiến do công ty công nhận thì phải tính thuế TNCN.

#3. Khoản thưởng cố định và không cố định

Những khoản thưởng này đều được tính chi phí được trừ và tính thuế TNCN.

Với khoản thưởng cố định thì phải tính đóng BHXH;

Với khoản thưởng không cố định thì không phải tính đóng BHXH

 

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!