Tra cứu hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn

Hóa đơn bất hợp pháp (BHP) là gì? Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì mức phạt như thế nào? Cách khắc phục với những hóa đơn BHP đó như thế nào? Hướng dẫn thực hiện tra cứu hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng với 03 bước đơn giản.

Nội dung bài viết
  • 1. Hóa đơn BHP là gì?
  • 2. Sử dựng hóa đơn BHP thì mức phạt như thế nào?
  • 3. Cách khắc phục với những hóa đơn bất hợp pháp
    • #1. Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:
    • #2. Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:
  • 4. Hướng dẫn tra cứu hóa đơn bất hợp pháp

1. Hóa đơn BHP là gì?

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả hay hóa đơn chưa có giá trị sử dụng hoặc hóa đơn hết giá trị sử dụng. Trong đó:
– Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

– Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn được tạo theo Hướng dẫn của Thông tư 39/2014/TT-BTC nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành hóa đơn.

– Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ thục phát hành nhưng tổ tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

(Căn cứ theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Hóa đơn bất hợp phápTra cứu hóa đơn BHP

2. Sử dựng hóa đơn BHP thì mức phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 và khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn BHP trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTC hoặc hành vi sử dụng BHP hóa đơn trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC.

Sử dụng hóa đơn BHP, sử dụng BHP hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn BHP, sử dụng BHP hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”.

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn BHP trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTC hoặc hành vi sử dụng BHP hóa đơn trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC.

Sử dụng hóa đơn BHP, sử dụng BHP hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn BHP, sử dụng BHP hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”

Như vậy có thể thấy mức phạt với việc sử dụng hóa đơn BHP là rất nặng về kinh tế. Vậy làm thế nào để khắc phục việc sử dụng hóa đơn BHP đó.

3. Cách khắc phục với những hóa đơn bất hợp pháp

#1. Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:

– Thuế GTGT: Không kê khai hóa đơn đó và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại.
– Thuế TNDN: Hạch toán chi phí đó bình thường nhưng theo dõi trên 1 file Excel, để biết đó là chi phí không được trừ) => Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì loại phần chi phí đó => Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TND hoặc bỏ không hạch toán hóa đơn đó. Theo ES-GLOCAL, tốt nhất các bạn bỏ hẳn hóa đơn đó ra không hạch toán và kê khai.

#2. Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:

– Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.
– Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh Tờ khai Quyết toán thuế (Nếu hóa đơn đó phát sinh trong năm thì xử lý như trên trường hợp 1) -> Giảm chi phí xuống và nhập vào Chỉ tiêu B4. Trường hợp, ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.

4. Hướng dẫn tra cứu hóa đơn bất hợp pháp

Tra cứu hoá đơn điện tử GTGT trên trang của “ TỔNG CỤC THUẾ ” được sử dụng trong các trường hợp sau.

  • Trường hợp 1: Kiểm tra, tra cứu hoá đơn điện tử GTGT đã được phép sử dụng hay chưa. Thực hiện tra cứu sau 2 ngày kể từ ngày phát hành hoá đơn điện tử.
  • Trường hợp 2: Trước khi hoạch toán, kê khai hoá đơn kế toán Doanh nghiệp cần xác nhận tính hợp pháp của hoá đơn.

Thông tin trên website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn được tập hợp từ các báo cáo, thông báo của các đơn vị phát hành hoá đơn, biên lai (NNT và cơ quan Thuế) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, Thông tư 303/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Bước 1: Đầu tiên các bạn vào link tra cứu hóa đơn của tổng cục thuế: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/main.html

Chọn : Thông tin hoá đơn / Tra cứu một hoá đơn

Tra cứu Hóa đơn điện tử GTGT trên trang Tổng Cục Thuế

Website Tracuuhoadon.gdt.gov.vn giúp NNT và các tổ chức, cá nhân khác có thể tra cứu được các thông tin về hoá đơn, biên lai bao gồm:

  • Đơn vị phát hành hoá đơn, biên lai;
  • Thời gian phát hành, thời gian hoá đơn, biên lai có giá trị sử dụng và thông tin hoá đơn
  • Biên lai không còn giá trị sử dụng (là các hoá đơn, biên lai của NNT ngừng hoạt động, hoá đơn, biên lai đã báo mất, huỷ, xoá bỏ, hoá đơn, biên lai không có giá trị sử dụng qua kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế).

B2: Nhập đầy đủ các trường thông tin tại mục “Tra cứu một hóa đơn” hoặc “Tra cứu nhiều công ty”

– Kế toán chọn hình thức Tra cứu một hóa đơn hoặc Tra cứu nhiều hóa đơn (Nếu chọn mục Tra cứu nhiều hóa đơn cần chuẩn bị 1 file excel thông tin Hóa đơn cần tra cứu)

– Nhập đầy đủ có trường thông tin có gắn dấu (*) là các thông tin bắt buộc phải điền sau đó ấn nút “Tìm kiếm” để tra cứu

Ghi chú:

Số Hóa đơn ở đây là tổng số hóa đơn phát hành chứ không phải số hóa đơn điện tại.

Nếu muốn tra cứu các loại hóa đơn khác như: Hóa đơn bưu điện, Hóa đơn bưu chính, Hóa đơn viễn thông, Hóa đơn Invoice

>> Click vào trường “Hóa đơn bưu chính viễn thông”.

Tra cứu Hóa đơn điện tử GTGT trên trang Tổng Cục Thuế

2.3. Kiểm tra kết quả tra cứu Hóa đơn điện tử

Tra cứu Hóa đơn hiện kết quả như sau:

Hóa đơn điện tử hợp pháp

Với Kết quả tra cứu Hóa đơn điện tử như trên, tức là có đầy đủ các thông tin về:

  • Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ
  • Thông tin hóa đơn

>>> Hóa đơn điện tử hợp pháp hay Hóa đơn thật

Nếu trường hợp thiếu 1 trong 2 thông tin về:
Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ hoặc Thông tin hóa đơn thì Hóa đơn điện tử bạn đang tra cứu là không hợp pháp. Có thể trường hợp đó Doanh nghiệp chưa thông báo phát hành hóa đơn hoặc đã thông báo phát hành nhưng thông tin chưa được đưa lên cổng thông tin. Ví dụ như mẫu hóa đơn điện tử dưới đây:

Hóa đơn điện tử không hợp pháp

Cách xử lý Hóa đơn điện tử Không hợp pháp như trên:

  • Liên hệ ngay bên bán hàng để kiểm tra lại xem bên bán hàng đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử đó chưa. Nếu bên bán hàng đã thông báo phát hành rồi thì chụp ảnh cho xin thông báo phát hành hóa đơn của bên bán hàng được cơ quan Thuế chấp nhận.
  • Hoặc có thể do bạn đang mở qua trình duyệt google chrome, cococ,.. Hãy thử mở lại bằng trình duyệt Internet Explorer.

Ghi chú trường hợp tra cứu Hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ mua của Chi Cục Thuế thì sẽ chỉ hiện thông tin của Doanh nghiệp mua Hóa đơn mà không có Thông tin Hóa đơn.

  • Thông tin người bán hàng hóa dịch vụ hiển thị đúng với dấu mộc vuông trên hóa đơn bán hàng là đúng, hợp pháp
  • Thông tin hóa đơn sẽ không hiển thị gì vì đây là hóa đơn bán hàng mua của Cục Thuế, do Cục Thuế quản lý.

 

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!