Thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định khi hết thời gian khấu hao sử dụng, tài sản hư hỏng không sữa chữa được hoặc nếu sửa chữa được thì phải mất chi phí quá lớn và hiệu quả thấp. Vì thế doanh nghiệp sẽ thanh lý tài sản cố định. Vậy để tiến hành thanh lý tài sản cố định thì doanh nghiệp cần phải làm những thủ tục gì. Mời các bạn theo dõi bài biết dưới đây của Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội.
Các bước để thanh lý tài sản cố định
– Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, quá trình theo dõi sử dụng tài sản, bộ phận quản lý tài sản lâp tờ trình đề nghị thanh lý tài sản theo mẫu quy định
– Bước 2: Lập hội đồng thanh lý, quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
– Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý, kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp
Hội đồng thành lý tài sản gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị, chủ tịch hội đồng
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra nhân dân (nếu cần)
– Bước 4: Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản)
– Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của nhà nước
Kế toán hạch toán thanh lý tài sản cố định như sau:
– Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý như sau:
Nợ TK 214 : Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811 : Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá
– Khi bán tài sản, phản ánh doanh thu :
+ Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 : Thu nhập khác
+ Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá trị thanh toán
Có TK 711 : Thu nhập khác
– Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý
Các chi phí phát sinh iên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội chúc bạn có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và hiệu quả!!!