Kế toán công nợ
Kế toán công nợ là gì và công việc của một kế toán công nợ là như thế nào? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà rất nhiều các bạn sinh viên mới ra trường đặt ra khi nhìn thấy rất nhiều những tin tuyển dụng kế toán công nợ. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội để hiểu rõ về kế toán công nợ nhé!

1.Khái niệm kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của 1 doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phỉa thu và các khoản nợ phải trả. Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh và trình độ đội ngũ kế toán để cho chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Các công việc của kế toán công nợ
- Lập danh sách các đối tượng cần theo dõi: khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, chi nhánh:
- Tạo mã các đối tượng
- Thông tin liên quan đối các đối tượng như địa chỉ, số điện thoại
- Đối với từng đối tượng cụ thể cần xác định các tiêu chí theo dõi, quản lý công nợ như: Thời hạn của mỗi khoản nợ; Các hợp đồng được ký kết, chú ý về điều khoản thanh toán trong hợp đồng.
- Khi phát sinh hợp đồng mua bán, cần ghi nhân các thông tin trong hợp đồng để theo dõi: mã đối tượng, tổng số tiền, các đợt thanh toán, thời hạn và số tiền của từng đợt (nếu có), lãi suất quá hạn (nếu có). Lưu giữ và bảo quản hợp đồng để tiện cho việc trả cứu, kiểm tra khi cần thiết.
- Theo dõi số tiền được thanh toán của khách hàng, số tiền trả cho nhà cung cấp, số hoàn ứng.. căn cứ vào các chứng từ như phiếu hoàn ứng, phiếu thu, giấy báo có để theo dõi việc thanh toán công nợ. Lưu giữ chúng từ làm căn cứ đối chiếu.
- Ghi sổ theo dõi công nợ (hoặc sổ nhật ký chung), định khoản các nghiệp vụ phát sinh làm cơ sở để lập các báo cáo, đối chiếu công nơ với các bên
- Theo dõi, phân chia công nợ thành các kỳ hạn, bậc nợ, tính lãi trả chậm với các trường hợp quá hạn trả, thống kê các khoản nợ xấu, khó đòi.
- Lập biên bản đối chiếu công nợ khi có yêu cầu hoặc vào cuối mỗi kỳ kế toán. Thường lập tối thiểu 2 bản và có xác nhận của các bên, mỗi bên lưu ít nhất 01 bản làm căn cứ kiểm tra và thanh toán nợ.
- Lập các báo táo tổng hợp cho tất cả cá đối tượng để có thể kiểm soát và đánh giá tình hình công nợ, giá trị công nợ. Phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ, đánh giá tình hình công nợ trên một nhóm đối tượng, nhóm nợ cũng như kế hoạch tài chính của công ty.
- Lập các báo cáo chi tiết cho từng đối tượng cụ thể để làm cơ sở đối chiếu công nợ và đáh giá tình hình công nợ với từng đối tượng cụ thể.
=>> Có thể nói rằng, vai trò của kế toán công nợ là rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Tính chất công việc của kế toán công nợ liên quan trực tiếp đến tiền trong doanh nghiệp, ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra các quyết định kinh doanh, quyết định quản trị của giám đốc doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý tốt công nợ sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp.
Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả!