Những điều cần biết về hóa đơn điện tử mới nhất 2019

   Trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, khi mà đất nước đang ngày càng phát triển theo  công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hóa đơn điện tử sẽ trở thành một xu thế tất yếu. Ngày 12 tháng 9 năm 2018, Chính Phủ đã chính thức ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử. Để hiểu rõ hơn về hóa đơn điên tử, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội.

    1. Hóa đơn điện tử là gì?

        Theo điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP nêu rõ: “Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”

       Như vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản, hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

     2. Các loại hóa đơn điên tử

        Theo điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, thì có 3 loại hóa đơn điên tử:

       – Hóa đơn giá trị gia tăng: Áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 

       – Hóa đơn bán hàng: Áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 

      – Các loại hóa đơn khác bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, Phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, Hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác được  quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

      3. Lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử: 

      – Giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lưu trữ

     – Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh doanh 

     – Rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi, nhận hóa đơn được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử 

     – Giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

     – Góp phần hiện đại hóa công tác quản trị doanh nghiệp.

Để tham gia vào hệ thống hóa đơn điện tử/ hóa đơn điện tử xác thực, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

      – Đã được cấp Mã số thuế và đang hoạt động.

      – Có chứng thư số (Chữ ký số hay USB Token) theo quy định của pháp luật. Chứng thư số phải có thông tin mã số thuế của doanh nghiệp và đang còn hiệu lực.

      – Hoạt động ở địa bàn có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet.

    Không thể phủ nhận rằng  việc sử dụng hóa đơn điện tử hỗ trợ hiện đại hóa công tác hạch toán kế toán, quản trị doanh nghiệp, phù hợp với xu thế kinh doanh ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế, các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như: Mobile banking, Internet banking, SMS banking…  Qua đây, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng khả năng hội nhập toàn cầu. Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng đã quy định rõ chậm nhất đến ngày 1/11/2020 tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp khác nhau. Kế toán hay chủ doanh nghiệp hãy tìm và chọn lựa cho mình một loại hóa đơn điện tử thích hợp. Các bạn có thể tham khảo hóa đơn điện tử D-invoice do Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội cung cấp. 

 Hi vọng rằng những thông tin mà Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội mang lại sẽ giúp ích các bạn trong quá trình làm việc. Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội nhé!!!!

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!