Hướng dẫn cách tính thuế TNDN mới nhất năm 2019

     Thuế Thu nhập doanh nghiệp là lọai thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho cơ quan nhà nước. Đây là sắc thuế trực thu đánh trên phần lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì thế, đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ở bài viết này, Giải Pháp Doanh Nghiệp Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách tính thuế TNDN mới nhất năm 2019 theo luật hiện hành để các bạn có thể nắm rõ hơn.

 

   Căn cứ theo thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP , thì từ quý IV/2014, Doanh Nghiệp không cần phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN nữa mà doanh nghiệp chỉ phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN phải nộp (nếu có phát sinh) và đi nộp số tiền tạm tính đó. Đến cuối năm doanh nghiệp mới phải làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.

   Theo điều 1 thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 78, thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp  =   Thu nhập tính thuế  x   Thuế suất thuế TNDN

Nếu Doanh Nghiệp có trích lập quỹ phát triể khoa học và công nghê thì thuế TNDN được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp    =  (Thu nhập tính thuế    –  Phần trích lập quỹ KHCN )   x  Thuế suất thuế TNDN 

  Trong đó, Thu nhập tính thuế được xác định bằng công thức :

Thu nhập tính thuế    =  Thu nhập chịu thuế    –  (Thu nhập được miễn thuế    +  Các khoản lỗ được kết chuyển)

    Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh như: Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác, Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

                                 Thu nhập chịu thuế = Doanh Thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác 

   Trong đó:  ♦  Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ mà doanh nghiệp

                       được hưởng, không phân việt đã thu được hay chưa

                    + Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 

                        doanh thu không có thuế giá trị gia tăng

                    + Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh 

                        thu đã bao gồm thuế GTGT 

♦ Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN 

      Là các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệ này, các khoản chi phí phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

    ♦ Các khoản thu nhập khác 

     Là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập:

   + Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.

  + Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

  + Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật,

  + Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền 

    ♦ Thu nhập được miễn thuế 

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản..

 + Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trưc tiếp phục vụ nông nghiệp…

 + Thu nhập từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học…

 + Thu từ hoạt động kinh doanh nhưng có lao động là người khuyết tật…

   ♦ Các khoản lỗ được kết chuyển

    Lãi hay lỗ đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ ( kỳ ở đây có thể là quý ­ năm) và để biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán cần phải tính ra được thu nhập trong kỳ.

Thuế suất thuế TNDN 

 – Áp dụng mức 20% đối với các doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.

 – Áp dụng mức 22% với các doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề trên 20 tỷ.

Lưu ý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 

Đối với doanh nghiệp có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, thì để xác định xem doanh nghiệp đó chịu mức thuế suất thuế TNDN là 20% hay 22% ta lấy tổng doanh của năm đó chia cho số tháng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm đó không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp đó được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%. Ngược lại nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm đó trên 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp đó phải áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 22%.

Xem thêm : Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!